VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN CHO HÀNG XUẤT ( FCL/LCL)

VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN CHO HÀNG XUẤT ( FCL/LCL)

 

Vận chuyển đường biển là phương thức vận chuyển quốc tế phổ biến nhất đối với hàng hóa xuất từ Việt Nam. Theo nghiên cứu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến tháng 3/2022, có đến hơn 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam được vận chuyển bằng phương thức vận tải đường biển. Vậy quy trình một lô hàng hóa cần xuất khẩu từ Việt Nam đi nước khác như thế nào? Hãy cùng SM Global tìm hiểu và chia sẻ quy trình chi tiết như sau:

    1. Quy trình vận chuyển hàng xuất qua đường biển ( FCL/LCL)
  • FCL

FCL là từ viết tắt của Full Container Load – cụm từ này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực vận tải, xuất nhập khẩu, để mô tả một dịch vụ vận chuyển đường biển. FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container.

      • Quy trình vận chuyển hàng FCL xuất qua đường biển

Hàng hóa được bốc xếp lên một container rỗng(thường là 20ft hoặc 40ft) và sau đó được vận chuyển kết hợp đường bộ và đường biển đến nơi cuối cùng.

      • Các mặt hàng phù hợp với phương thức vận chuyển FCL

FCL thường được sử dụng với  hàng hóa đi thường xuyên, và có thể tích trên 15 mét khối, khối lượng hàng đồng nhất đủ để có thể chứa đầy một container hoặc nhiều container như: trang thiết bị máy móc, đồ nội thất, gỗ, điện tử, hàng dệt may, trang thiết bị điện.

  • LCL

Hàng LCL hay còn gọi là hàng lẻ. Khi người gửi hàng có 1 hoặc nhiều kiện hàng nhỏ; để tiết kiệm chi phí thì đóng chung 1 container với các chủ hàng khác để tiết kiệm nhất cho chủ hàng.

      • Quy trình vận chuyển hàng LCL xuất qua đường biển

Sau khi thống nhất thông tin lô hàng với shipper, công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển (forwarder hoặc hãng tàu) sẽ phải kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) lại với nhau, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp đến cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng (hay consolidation).

      • Các mặt hàng phù hợp với phương thức vận chuyển FCL

LCL được sử dụng đối với hàng hóa có số lượng ít hoặc có kích thước từ 13 mét khối trở xuống, không đủ để xếp hàng vào một container như:  Hàng máy móc, đồ gia dụng, hàng dệt may…

    1. Ưu, nhược điểm của phương thức vận chuyển đường biển
  • Ưu điểm
  • Giá cước vận tải đường biển thấp hơn so với các phương thức vận tải bằng đường hàng không, đường sắt,..
  • Có thể vận chuyển các mặt hàng nặng và cồng kềnh với khối lượng lớn
  • Có thể vận chuyển các vật liệu nguy hiểm và hàng hóa quan trọng một cách an toàn.
  • Nhược điểm
  • Thời gian vận chuyển dài, không phù hợp với những đơn hàng gấp hoặc có thời hạn sử dụng ngắn
  • Do thời gian vận chuyển dài hơn nên các rủi ro về thời tiết trên biển

3. Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển (FCL & LCL) tại SM Global Logistics

  • Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận và vận tải quốc tế, SM Global Logistics tự tin có thể phụ trách xuất hàng từ Việt Nam đến hầu hết tất cả các địa điểm trên toàn thế giới, trong đó, SM Global Việt Nam đặc biệt có thể mạnh với các tuyến hàng xuất từ Việt Nam đi EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật bản, Malaysia.
  • Các mặt hàng chủ yếu mà SM Global đang phụ trách xuất khẩu bao gồm: hàng lạnh, linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, hàng nội thất, hàng gỗ, thiết bị y tế, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và tiêu dùng, nông sản, các mặt hàng công nghiệp: cafe, hạt điều..

  • Bên cạnh đó, qua nhiều năm hoạt động, SM Global đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác bền chặt, tốt đẹp với nhiều hãng tàu như: CMA-CGM, Cosco, Evergreen, One, Maersk, MSC,…

Liên hệ với SM Global Logistics để được tư vấn và hỗ trợ

Doanh nghiệp bạn cần vận chuyển hàng hóa của mình từ Việt Nam sang các nước khác hoặc ngược lại? Hãy liên hệ với SM Global Logistics để được hỗ trợ 

Top