CO FORM E 3 BÊN THẾ NÀO ĐƯỢC COI LÀ HỢP LỆ
C/O Form E là một chứng từ rất quan trọng và được sử dụng thường xuyên đối với những lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Mục đích của mẫu CO form E là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa, từ đó mà xem lô hàng có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không. Cụ thể mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng loại hàng cụ thể, căn cứ vào mã HS Code.
1. CO FORM E 3 BÊN LÀ GÌ?
Đây là trường hợp mà CO có hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3.
Để hiểu được C/O Form E có hóa đơn bên thứ 3, chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa sau:
Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:
““Hóa đơn bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là nước/vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.
2. MẪU CO FORM E 3 BÊN HỢP LỆ
Căn cứ điểm d khoản 14 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương quy định:
“Trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”.
Cụ thể, trên C/O phải có 4 điều kiện:
Ô số 1: Thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia ACFTA (vd: China)
Ô số 7: Có tên, địa chỉ công ty phát hành hóa đơn, và tên nước mà công ty này đặt trụ sở
Ô số 10: Số và ngày hóa đơn phải ghi rõ tại ô số 10 (khớp với invoice mua bán)
Ô số 13: Tick vào mục Third Party Invoicing
Lấy ví dụ 1 trường hợp như sau:
– Công ty A là công ty xuất khẩu: công ty bán hàng (Seller) ở Hongkong, Mỹ…
– Công ty B: người gửi hàng (Shipper) ở China kiêm Exporter ô số 1 form E
– Công ty C là nhà nhập khẩu tại Việt Nam.
Công ty C mua hàng của công ty A và giao hàng từ China.
Hồ sơ đúng như sau:
1. Invoice, Packing List, Hợp đồng (Sales Contract) được ký kết giữa công ty C và công ty A. Trên hợp đồng và Invoice, có thể thể hiện Shipper: Công ty B.
2. Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của form E.
3. Ô số 1 của Bill có thể là công ty A hoặc Công ty B. Nếu ô số 1 trên BL thể hiện công ty B, muốn show chi tiết hơn, có thể show thêm công ty A ở Notify Party trên Bill.
4. Trên ô số 7 của Form E thể hiện: The Third party: Công ty A
5. Tích vào ô số 13 “Third Party Invoicing”
6. Trên tờ khai: Người Xuất khẩu là công ty A và người Nhập khẩu là công ty C.
3. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHI LÀM CO FORM E
Trường hợp cả 2 công ty người bán hàng (Seller hay Exporter) A và người gửi hàng và làm form E (Shipper) B đều ở China.
Xảy ra 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: C/O FORM E hợp lệ và được chấp nhận hưởng ưu đãi thuế đặc biệt khi và chỉ khi có các nội dung như bên trên thì có các điểm cần lưu ý:
Nhà xuất khẩu, người bán hàng là: Công ty A tại China
Nhà sản xuất (Manufacturer): Công ty B tại China
Người mua hàng là: Công ty C tại Việt Nam
-
- Invoice, Packing List, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A.
- Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E.
- Ô số 1 của CO form E show A. Shipper trên Bill show công ty A.
- Trên ô số 7: Không thể hiện hay thể hiện chữ: “Manufacturer: Công ty B” đều được
- Ô số 13 không tích “Third party Invoicing”
- Trên tờ khai thể hiện công ty xuất khẩu là A và công ty nhập khẩu là C.
Đây là mua bán thương mại bình thường, cơ bản khi 1 bên trading mua của 1 nhà sản xuất rồi trực tiếp xuất khẩu. CO hoàn toàn hợp lệ và được chấp nhận.
- Trường hợp 2: C/O FORM E 3 bên bị nghi ngờ là “Ủy quyền”
-
- Công ty C ký hợp đồng với công ty A (nhà máy sản xuất, người xuất khẩu Seller). Tiền vẫn được C gửi chuyển cho A.
- Invoice, Packing List đều được issue bởi công ty A là Seller
- Tại ô số 1 của FORM E thể hiện người xuất khẩu (Exporter) là công ty B.
- Ô số 7 thể hiện (hoặc không thể hiện): Manufacturer: Công ty A
Như vậy chứng từ thể hiện công ty C mua trực tiếp từ nhà sản xuất, xuất khẩu là công ty A, nhưng người đứng trên ô số 1 FORM E lại thể hiện là công ty B.
Trường hợp này cơ quan Hải quan nghi ngờ đây là C/O FORM E ủy quyền và C/O FORM E không được chấp nhận.
Tuy nhiên, với trường hợp 2 bên China, doanh nghiệp cần đọc kỹ thêm Thông tư 12/2019/TT-BCT update về vấn đề này. Trong trường hợp doanh nghiệp có kiến nghị, có thể cơ quan hải quan sẽ yêu cầu giải trình mối quan hệ A/B hoặc đi xác minh.
Liên hệ với SM Global Logistics để được tư vấn và hỗ trợ
Doanh nghiệp bạn cần vận chuyển hàng hóa của mình từ Việt Nam sang các nước khác hoặc ngược lại? Hãy liên hệ với SM Global Logistics để được hỗ trợ