THỦ TỤC NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

 

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, việc nhập khẩu thực phẩm chức năng đang diễn ra rất sôi động trong thị trường trong nước. Tuy nhiên, để việc nhập khẩu thực phẩm chức năng được diễn ra suôn sẻ nhất thì việc nắm bắt được rõ các quy trình nhập khẩu là hết sức quan trọng. Vậy, cụ thể các thủ tục nhập khẩu số lượng lớn TPCN vào Việt Nam được áp dụng mới nhất theo quy định năm 2023 là gì?

    1. Mã HS của thực phẩm chức năng

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Thực phẩm chức năng  có HS thuộc Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác:

Mã HS

Mô tả

Thuế NK ưu đãi

 

– – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements) khác; hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm:

 

21069071

– – – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm

15

21069072

– – – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác

15

21069073

– – – Hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm

15

 

Tuy nhiên, cần lưu ý với thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng, có thể áp mã HS 2202.

Trường hợp xác định các mặt hàng là thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng gồm nhiều thành phần (ví dụ: nước, chiết xuất thực vật, đường, vitamin,…) dạng lỏng, đóng gói sẵn sàng để uống luôn, không phải pha loãng thêm, không chứa cồn hoặc chứa cồn có nồng độ không quá 0,5% tính theo thể tích thì thuộc nhóm 22.02 “Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.99“– Loại khác:”, mã số 2202.99.50 “- – Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”, không phụ thuộc vào liều lượng dùng.”

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

2. Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Theo quy định hiện hành, thực phẩm chức năng  không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

3. Chính sách nhập khẩu thực phẩm chức năng

– Nhập khẩu thực phẩm chức năng cần giấy phép gì?

Mặt hàng thực phẩm chức năng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ y tế, khi nhập khẩu cần thực hiện công bố thực phẩm chức năng và đăng ký kiểm tra chất lượng ATTP để thông quan.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.

Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) *Ghi chú: Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP

  1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
  2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
  3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
  4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
  5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
  6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
  7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
  8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
  9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Công bố thực phẩm chức năng

  • Căn cứ vào Thông tư 43/2014/TT-BYT đã nêu rõ: Điều 3. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

=>>Như vậy, công bố hợp quy là áp dụng đối với những sản phẩm nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật. Còn công bố phù hợp là công bố áp dụng đối với những thực phẩm nhập khẩu chưa có quy chuẩn nhưng phù hợp với quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam, như: sữa, kẹo, bánh ,…

**Lưu ý: Dù là công bố hợp quy hay công bố phù hợp thì hồ sơ công bố thực phẩm chức năng đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp, và có hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.
  • Tài liệu chứng minh công dụng: các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm: Nếu giấy chứng nhận này do phòng kiểm nghiệm độc lập kiểm định có chứng nhận ISO 17025 và kiểm đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng về thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam (Phiếu kết quả này cần thiết khi làm công bố thực phẩm). Trước khi gửi hồ sơ công bố lên cục ATTP, các đơn vị làm công bố cần mang mẫu đi thử nghiệm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các chỉ tiêu trong Quy chuẩn hoặc dựa vào thành phần, mục đích sử dụng để công bố các chỉ tiêu phù hợp. (Để lô hàng có thể thông quan thuận lợi, thường thì các đơn vị nhập khẩu sẽ phải nhập 1 lô hàng mẫu về và xin xác nhận hàng mẫu để lấy mẫu đi thử nghiệm).
  • Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).

– Trình tự, thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

  1. Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

  1. Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Lưu ý: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu kèm theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

4. Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng

– Hồ sơ hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

b) Hợp đồng, invoice, packing list (theo quy định hiện hành, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để làm rõ, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)

c) Vận tải đơn

d) Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/xác nhận công bố phù hợp

e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

(Xem Quy định tại Khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính)

f) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (hoặc hồ sơ chứng minh thuộc diện miễn kiểm tra chất lượng)

– Quy trình thực hiện:

    • Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3, tại TP. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội),…
    • Khai và truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt.
    • Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản.
    • Kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra
    • Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Nếu không đạt thì phải xuất trả.

5. Nhãn mác mặt hàng mặt hàng thực phẩm chức năng

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Ngoài quy định chung về nhãn mác như trên, 43/2014/TT-BYT ngày 14/04/2017 về nhãn hàng hóa có quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe  (điểm 3, phụ lục I) bao gồm các nội dung:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

6. Thuế khi nhập khẩu thực phẩm chức năng 

Khi nhập khẩu thực phẩm chức năng, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của thực phẩm chức năng là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thực phẩm chức năng: nếu HS 2106, thuế nhập khẩu là 15%; nếu HS 2202:  thuế nhập khẩu là 30%

 

CO FORM E 3 BÊN THẾ NÀO ĐƯỢC COI LÀ HỢP LỆ

C/O Form E là một chứng từ rất quan trọng và được sử dụng thường xuyên đối với những lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Mục đích của mẫu CO form E là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa, từ đó mà xem lô hàng có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không. Cụ thể mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng loại hàng cụ thể, căn cứ vào mã HS Code.

1. CO FORM E 3 BÊN LÀ GÌ?

Đây là trường hợp mà CO có hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3.

Để hiểu được C/O Form E có hóa đơn bên thứ 3, chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa sau:

Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:

““Hóa đơn bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là nước/vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.

2. MẪU CO FORM E 3 BÊN HỢP LỆ

Căn cứ điểm d khoản 14 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương quy định: 

“Trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”.

Cụ thể, trên C/O phải có 4 điều kiện:

Ô số 1: Thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia ACFTA (vd: China)

Ô số 7: Có tên, địa chỉ công ty phát hành hóa đơn, và tên nước mà công ty này đặt trụ sở

Ô số 10: Số và ngày hóa đơn phải ghi rõ tại ô số 10 (khớp với invoice mua bán)

Ô số 13: Tick vào mục Third Party Invoicing

Lấy ví dụ 1 trường hợp như sau:

– Công ty A là công ty xuất khẩu: công ty bán hàng (Seller) ở Hongkong, Mỹ…
– Công ty B: người gửi hàng (Shipper) ở China kiêm Exporter ô số 1 form E
– Công ty C là nhà nhập khẩu tại Việt Nam.

Công ty C mua hàng của công ty A và giao hàng từ China.

Hồ sơ đúng như sau:
1. Invoice, Packing List, Hợp đồng (Sales Contract) được ký kết giữa công ty C và công ty A. Trên hợp đồng và Invoice, có thể thể hiện Shipper: Công ty B.
2. Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của form E.
3. Ô số 1 của Bill có thể là công ty A hoặc Công ty B. Nếu ô số 1 trên BL thể hiện công ty B, muốn show chi tiết hơn, có thể show thêm công ty A ở Notify Party trên Bill.
4. Trên ô số 7 của Form E thể hiện: The Third party: Công ty A
5. Tích vào ô số 13 “Third Party Invoicing”
6. Trên tờ khai: Người Xuất khẩu là công ty A và người Nhập khẩu là công ty C.

3. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHI LÀM CO FORM E

Trường hợp cả 2 công ty người bán hàng (Seller hay Exporter) A và người gửi hàng và làm form E (Shipper) B đều ở China.

Xảy ra 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: C/O FORM E hợp lệ và được chấp nhận hưởng ưu đãi thuế đặc biệt khi và chỉ khi có các nội dung như bên trên thì có các điểm cần lưu ý: 

Nhà xuất khẩu, người bán hàng là: Công ty A tại China
Nhà sản xuất (Manufacturer): Công ty B tại China
Người mua hàng là: Công ty C tại Việt Nam

    • Invoice, Packing List, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A.
    • Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E.
    • Ô số 1 của CO form E show A. Shipper trên Bill show công ty A.
    • Trên ô số 7: Không thể hiện hay thể hiện chữ: “Manufacturer: Công ty B” đều được
    • Ô số 13 không tích “Third party Invoicing”
    • Trên tờ khai thể hiện công ty xuất khẩu là A và công ty nhập khẩu là C.

Đây là mua bán thương mại bình thường, cơ bản khi 1 bên trading mua của 1 nhà sản xuất rồi trực tiếp xuất khẩu. CO hoàn toàn hợp lệ và được chấp nhận.

  • Trường hợp 2: C/O FORM E 3 bên bị nghi ngờ là “Ủy quyền”
    • Công ty C ký hợp đồng với công ty A (nhà máy sản xuất, người xuất khẩu Seller). Tiền vẫn được C gửi chuyển cho A.
    • Invoice, Packing List đều được issue bởi công ty A là Seller
    • Tại ô số 1 của FORM E thể hiện người xuất khẩu (Exporter) là công ty B.                    
    • Ô số 7 thể hiện (hoặc không thể hiện): Manufacturer: Công ty A 

Như vậy chứng từ thể hiện công ty C mua trực tiếp từ nhà sản xuất, xuất khẩu là công ty A, nhưng người đứng trên ô số 1 FORM E lại thể hiện là công ty B.

Trường hợp này cơ quan Hải quan nghi ngờ đây là C/O FORM E ủy quyền và C/O FORM E không được chấp nhận. 

Tuy nhiên, với trường hợp 2 bên China, doanh nghiệp cần đọc kỹ thêm Thông tư 12/2019/TT-BCT update về vấn đề này. Trong trường hợp doanh nghiệp có kiến nghị, có thể cơ quan hải quan sẽ yêu cầu giải trình mối quan hệ A/B hoặc đi xác minh.

TUYỂN VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KHAI BÁO HẢI QUAN

  • SỐ LƯỢNG: 02 Người

CÁC PHÚC LỢI DÀNH CHO BẠN

  • Mức lương hấp dẫn: 12-14 Triệu/tháng (Ngoài ra sẽ có thêm phụ cấp truyền tờ khai, làm C/O, phụ cấp lương kinh doanh của phòng)
  • Môi trường làm việc thân thiện, trẻ trung, chuyên nghiệp;
  • Được hưởng các chế độ theo bộ luật lao động, được đóng BHXH đầy đủ theo quy định nhà nước.
  • Cơ hội đào tạo, phát triển kỹ năng mềm, tạo điều kiện để phát huy tối đa khả năng;

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  • Kiểm tra hồ sơ xuất nhập khẩu;
  • Chuẩn bị các thủ tục, chứng từ cần thiết cho hoạt động xuất – nhập khẩu (xin cấp C/O, xin đăng ký chất lượng sản phẩm, khai báo hóa chất, hun trùng…);
    • Khai báo Hải quan trên phần mềm Hải quan (E-CUS, VNACCS/VCIS);
  • Kiểm tra Hs code hàng hóa;
    • Kiểm tra chính sách nhập khẩu của hàng hóa;

YÊU CẦU CÔNG VIỆC

  • Tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành Kinh Tế, Kinh Tế Đối Ngoại, Ngoại thương, Logistics, Thương Mại Quốc Tế, Kinh doanh Quốc tế, Kinh tế vận tải,…
    • Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương, ưu tiên có kinh nghiệm trong các công ty Forwarder;
  • Hiểu biết về tra mã HS Code.
    • Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực trang thiết bị y tế
  • Sử dụng khá Word, Excel;
    • Có khả năng chịu áp lực cao;
  • Ưu tiên có khả năng sử dụng tiếng Anh;
    • Có định hướng rõ ràng và mong muốn gắn bó lâu dài với ngành Logistics;
    • Cẩn thận, chi tiết, linh hoạt xử lý các tình huống.

THÔNG TIN LIÊN HỆ& ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC

  • Thông tin liên hệ: Mr. Hùng ( Email: hungle@smglobal.vn)
  • Địa điểm làm việc: Tầng 8 tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

SM GLOBAL LOGISTICS TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

ÔI 2-3 CON MỰC…
LÀM NHÂN SỰ #SMGLOBAL THÍCH CỰC ❤️
🤩TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Xin lưu ý: nếu là một chàng trai, bạn sẽ được nâng niu như một bông hoa 😉
💁‍♂️CHÚNG TÔI LÀ:
🌟Một trong những công ty năng động nhất trong lĩnh vực giao nhận vận tải logistics tại Việt Nam với 8 năm hoạt động với 3 văn phòng đại diện tại: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh
🌟Chúng tôi sở hữu đội ngũ trẻ năng động và đầy nhiệt huyết.
🌟Chúng tôi đề cao năng lực của ứng viên và đánh giá theo thực lực – Hãy cùng chúng tôi trao đổi về những mong đợi của các bạn.
🙆‍♂️BẠN SẼ LÀM GÌ KHI VÀO “TIM” CHÚNG TÔI:
✅Xây dựng chương trình và kế hoạch tuyển dụng theo yêu cầu của BGĐ và các phòng ban.
✅Làm việc với các đơn vị tuyển dụng và xây dựng kênh tuyển dụng riêng.
✅Xây dựng chương trình giao lưu nội bộ để gắn kết nhân sự.
✅Xây dựng và đề xuất chính sách lương phù hợp.
✅Tham gia xây dựng và đánh giá độc lập hiệu quả hoạt động của từng phòng, từng thành viên.
✅Thiết kế và Xây dựng bộ phận quản trị nhân sự công ty
🙋‍♂️VÌ SAO CHÚNG TÔI TÌM BẠN
✅Tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị nhân sự hoặc quản trị kinh doanh.
✅Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển chọn, tuyển dụng nhân sự.
✅Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm quản trị xây dựng đội nhóm.
🔥ĐẾN VỚI SM GLOBAL LOGISTICS, BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
🌟Mức lương hấp dẫn: 10-15 Triệu/tháng.
🌟Môi trường làm việc thân thiện, trẻ trung, chuyên nghiệp;
🌟Được hưởng các chế độ theo bộ luật lao động, được đóng BHXH đầy đủ theo quy định nhà nước.
🌟Cơ hội đào tạo, phát triển kỹ năng mềm, tạo điều kiện để phát huy tối đa khả năng.
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI GIA ĐÌNH SM GLOBAL LOGISTICS 🥳🥳

SM GLOBAL TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN PHÒNG OPERATION

CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN TOÀN CẦU SM VIỆT NAM – THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG:
Vị trí: 03 Nhân viên Operation (Nhân viên Customer Service/Chứng từ quốc tế)
Mức lương tháng: Từ 10,000,000 VND -12,000,000 VND/tháng (+ phụ cấp care hàng, +hoa hồng)
Địa điểm làm việc: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (được nghỉ 1 thứ 7 trong tháng)
I/ TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC:
Chăm sóc khách hàng được phân công:
– Xin giá hàng nhập từ đại lý nước ngoài, báo giá, lên dự toán, tư vấn cho khách hàng phương án vận chuyển tối ưu.
– Booking hàng nhập, check phương án tàu, check bill, theo dõi tàu đi, khai MNF, phát hành lệnh giao hàng, ủy quyền cho khách hàng.
– Xin giá hãng tàu, co-loader hàng xuất, báo giá cho khách hàng, dự toán chi phí.
– Lấy booking hàng xuất, Submit SI, VGM, lên bill cho hàng xuất.
– Phối hợp các phòng ban, văn phòng HP, HCM, Đà Nẵng, Nội Bài để làm các khâu nội địa của lô hàng.
– Khai thác tối đa lợi nhuận từ khách hàng được phân công.
Phát triển khách hàng theo định hướng của công ty.
– Nhận list khách hàng và triển khai follow, phát triển khách hàng theo sự định hướng của công ty.
II/ KỸ NĂNG YÊU CẦU:
Có kỹ năng quản lý công việc, nhiệt huyết và có mong muốn gia tăng thu nhập, ưu tiên có kỹ năng quản lý team.
Tin học văn phòng thành thạo.
Tiếng Anh: Nghe, nói, viết thành thạo
* Yêu cầu: Có 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics
III/ QUYỀN LỢI:
– MỨC LƯƠNG: Thỏa Thuận (Lương cứng 10-12 triệu/tháng), phụ cấp công việc (care hàng đêm, care lượng hàng vượt mức quy định); hưởng lương kinh doanh tối thiểu 20%, thưởng nhân viên xuất sắc hàng tháng.
– Tham gia BHXH, BHYT đầy đủ theo quy định của Pháp luật và các quyền lợi khác theo Luật Lao động Việt nam, phù hợp với chính sách hiện tại của Công ty
Liên hệ: Mrs Mai 0962031992
Email: opt6@smglobal.vn

Thủ tục và lưu ý nhập hàng gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam

1. Tổng quan về hàng gia dụng Trung Quốc

Hàng gia dụng Trung Quốc thường có mẫu mã đẹp, nhiều chức năng mới lạ, sáng tạo, giá cả phải chăng, chất lượng khá đảm bảo nên rất được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam. Tùy vào giá cả và mẫu mã, hàng gia dụng Trung Quốc cũng có nhiều phân khúc, nhưng đa số chất lượng sản phẩm tỉ lệ thuận với giá cả sản phẩm.

Gia dụng Trung Quốc có thể phân loại thành các loại như: Gia dụng nhà bếp ( dao, kéo, nồi, chảo, lò nướng, nồi chiên, nồi cơm điện, máy pha café, máy xay sinh tố,…), gia dụng phòng tắm ( gương, giá để đồ, máy giặt, bình nóng lạnh, đèn sưởi,..), gia dụng phòng ngủ( gối, đệm, gương, máy sưởi, máy lọc không khí, điều hòa…), gia dụng phòng khách ( Tủ, giá để đồ, tủ để giầy, máy hút…)…

Một số nhãn hàng gia dụng nổi tiếng ở Trung Quốc được Việt nam ưa chuộng: Bear, Xiaomi, Media,…

2. Quy trình nhập khẩu hàng gia dụng Trung Quốc

Thủ tục nhập hàng luôn là một câu hỏi quan trọng cho mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu nhập hàng từ Trung Quốc, SM Global Logistics sẽ hướng dẫn cho bạn đọc những thủ tục, các bước thực hiện như sau:

2.1. Tìm hiểu nhà cung cấp và quyết định mua bán, kí kết hợp đồng ngoại thương(Commercial Invoice/ Sales contract)

Đây là thủ tục quan trọng, là văn bản thỏa thuận giữa người bán tại Trung Quốc và người mua tại Việt Nam. Một số thông tin quan trọng cần có trong hợp đồng bao gồm:

  • Tên sản phẩm
  • Mô tả hàng hóa
  • Số lượng
  • Đơn giá và tổng tiền
  • Điều kiện thương mại ( EXW, FOB, CIF…)
  • Phương thức thanh toán
  • Thời gia và địa điểm giao hàng

Hóa đơn này là cơ sở để ghi nhận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng dùng để xuất trình cho hải quan tính thuế nhập khẩu và thông quan hàng hóa.

2.2. Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu

Các giấy tờ cần chuẩn bị cho việc nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại quốc tế ( Sales contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packinglist)
  • Các chứng từ liên quan khác

2.3. Lựa chọn phương thức vận chuyển

Có 2 hình thức doanh nghiệp có thể lựa chọn để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam:

  • Đường hàng không: Nhanh chóng, phù hợp với số lượng hàng hóa nhỏ, số lượng ít
  • Đường biển: Phù hợp với số lương hàng hóa lớn

SM Global Logistics cung cấp dịch vụ vận tải bằng cả hai hình thức trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn để SM Logistics tư vấn và phục vụ.

2.4. Lưu ý các thủ tục hải quan

Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng sẽ có những yêu cầu chứng từ khác nhau. Với đồ gia dụng thường có các chứng chỉ sau:

  • Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO)
  • Certificate of analysis
  • Health certificate
  • Certificate of free sale
  • Công bố chất lượng
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng…

2.5. Phối hợp với FWD để vận chuyển hàng về Việt Nam, Thông quan và nhận hàng

3. Một số lưu ý khi nhập khẩu hàng gia dụng Trung Quốc

Việc nhập khẩu hàng gia dụng từ Trung Quốc không khó, tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý một số thông tin sau để việc kinh doanh được an toàn và hiệu quả:

  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
  • Tìm hiểu kĩ hàng hóa, đầu ra sản phẩm trước khi quyết định mua
  • Lựa chọn đơn vị FWD uy tín
  • Lựa chọn dịch vụ trung khác khác uy tín

4. Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ của Sm Global Logistics?

SM Global Logistics là một đơn vị FWD uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam. Các dịch vụ SMG cung cấp như sau:

  • Vận chuyển đường biển FCL/LCL
  • Vận chuyển đường hàng không
  • Dịch vụ hải quan tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
  • Dịch vụ làm thủ tục chuyên ngành các nhóm hàng, giấy phép…
  • Dịch vụ vận chuyển nội địa

Rất hi vọng, SMG là lựa chọn của Quý khách để vận chuyển hàng gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam!