NHỮNG LƯU Ý VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẤU HÀNG HÓA TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

Trung Quốc là quốc gia nằm ở phía Bắc của Việt Nam, hai nước có đường biên giới chung trải dài qua 7 tỉnh của Việt Nam. Trung Quốc là nền kinh tế phát triển đứng thứ hai trên thế giới, đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Giao thương hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam không ngừng phát triển, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt hơn 132 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất nhập khẩu cùng các nước khác.

Vậy, việc vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa hai nước cần đặc biệt chú trọng và phát triển, hãy cùng SM Global Logistics tìm hiểu về những lưu ý và thủ  tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam.

1.     Quy trình nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về để kinh doanh, tiêu dùng , hãy tham khảo quy trình chi tiết như sau:

B1: Tìm hiểu nhà cung cấp, tham khảo giá và đàm phán giá, tiến hành đặt hàng

Tìm hiểu kĩ nhà cung cấp và mặt hàng đang muốn nhập khẩu.

Nhà cung cấp: Vị trí địa lý, quy mô công ty, Mức độ tin cậy, phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin…

Mặt hàng: Tên hàng, so sánh giá cả và cân nhắc lựa chọn, quy cách đóng gói, thời gian sản xuất, mức độ đáp ứng nhu cầu…

Lưu ý: Nên đặt hàng mẫu để kiểm tra và thẩm định trước khi nhập số lượng lớn.

Sau đó tiến hành đặt hàng theo thủ tục, thỏa thuận của hai bên ( Điều kiện thanh toán quốc tế, Incoterm, ngày xuất hàng…)

B2: Xin giấy phép trước khi làm thủ tục nhập khẩu hàng Trung Quốc

Xin giấy phép nhập khẩu là việc phải làm nếu mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm phải có giấy phép. Để chủ động, bạn có thể đọc và nghiên cứu Nghị định 187/2013/NĐ-CP, và mức xử phạt nếu vi phạm, trong Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Hoặc có thể tham khảo tư vấn từ các công ty FWD chuyên nghiệp. SM Global Logistics sẵn sàng giúp bạn về vấn đề này. Vui lòng liên hệ nếu bạn cần tư vấn!

B3: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Đây là công đoạn bắt buộc khi nhập khẩu hàng hóa trong danh mục hàng hóa Nhóm 2. Việc làm này có hai mục đích: Giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng hàng hóa và giúp cho thủ tục thông quan.

Doanh nghiệp có thể liên hệ các cơ quan có thẩm quyền làm kiểm tra như Vinacontrol CE hoặc liên hệ các công ty làm thủ tục thông quan chuyên nghiệp tư vấn.

B4: Cân nhắc chọn phương thức vận tải (Sea/Air) và đơn vị hỗ trợ vận tải phù hợp ( SM Global Logistics)

Doanh nghiệp có thể cân nhắc 3 tiêu chí sau để lựa chọn hình thức vận tải phù hợp cho hàng hóa Sea/Air:

–        Kích thước sản phẩm, Quy cách đóng gói

–        Giá trị của sản phẩm

–        Thời gian vận chuyển hàng

Sm Global Logistics cung cấp tất cả các giải pháp vận chuyển cho doanh nghiệp bằng vận chuyển đường biển ( FCL/LCL) và vận chuyển bằng đường hàng không từ Trung Quốc- Việt Nam, khách hàng có thể tham khảo nếu có nhu cầu.

B5: Mua bảo hiểm hàng hóa( Không bắt buộc nhưng nên làm)

Doanh nghiệp nên mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng vì lý do: Số tiền bảo hiểm nhỏ nhưng bảo hiểm rủi ro cho cả lô hàng lớn, Quá trình vận chuyển từ quốc gia này qua quốc giá khác trải qua rất nhiều công đoạn, cho nên rủi ro về mất hàng, hỏng hàng hoàn toàn có thể xảy ra.

Hãy liên hệ các công ty bảo hiểm để mua sự yên tâm, đảm bảo cho lô hàng của mình.

B6: Tiến hành làm thủ tục nhập khẩu

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về làm công bố, kiểm tra chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ lệnh làm thông quan, khai báo.

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ căn cứ vào thông tin đó để phân luồn hàng hóa theo Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.

Nếu  luồng xanh, doanh nghiệp làm thủ tục bình thường.

Nếu luồng vàng, đơn vị Hải quan bắt buộc phải kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.

Nếu luồng đỏ thì hàng phải kiểm hóa. Quy trình kiểm định sẽ cực kỳ khắt khe, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

B7: Nộp thuế và thanh toán lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp nộp thuế theo quy định, sau đó lấy lệnh giao hàng để có quyền sở hữu hàng hóa.

B8: Hoàn tất các thủ tục thanh toán với các bên, nhận hàng

Hoàn tất các thủ tục thanh toán với các bên liên quan như: FWD, Cảng, bãi, hãng tàu… và nhận hàng.

2.     Những lưu ý đặc biệt khi nhập khẩu hàng Trung Quốc

Những mặt hàng tránh nhập từ TQ

Để tránh nhận về rủi ro, doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý một số mặt hàng nên tránh nhập từ Trung Quốc như sau:

Rau, củ quả có dư lượng chất bảo quản cao

Lương thực, thực phẩm nghi ngờ kém chất lượng

Thực phẩm tươi sống có nhiều quy định nhập khẩu khó đáp ứng

Về C/O Form E

Theo hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA), C/O Form E được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng hóa được hưởng miễn giảm thuế song song với theo nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính Phủ.

Để được hưởng ưu đãi này, Doanh nghiệp cần lưu ý:

–        Nộp C/O Form E bản gốc, hợp lệ. Trường hợp doanh nghiệp cần lấy hàng gấp mà chưa có bản gốc Form E, có thể xin nợ Form E và nộp thuế theo mức quy định theo MNF, sau đó, trong vòng 30 ngày có thể xử lý thủ tục hoàn thuế khi có bản FE gốc.

–        Người đứng tên ô số 1 của C/O mẫu E là người xuất khẩu, đồng thời là tên người phát hành hoá đơn trừ trường hợp hoá đơn do bên thứ ba phát hành. Trong trường hợp ô số 1 của Form E không phải là người xuất khẩu  thì cần đánh dấu vào ô “Third party invoicing”.

–        Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của sản phẩm, những sai sót nhỏ, chẳng hạn như khác biệt về mã HS trên C/O mẫu E so với mã HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu, sẽ không làm mất hiệu lực của C/O mẫu E, nếu sự khác biệt này trên thực tế phù hợp với sản phẩm nhập khẩu.

–        Trong trường hợp C/O mẫu E ban đầu không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng cần khai thì người xuất khẩu sử dụng một C/O mẫu E khác để khai tiếp. Tuy nhiên, giới hạn số lượng mặt hàng trên mỗi C/O là 20 mặt hàng.

3.     Tại sao chọn SM Global Logistics để vận chuyển hàng hóa từ TQ về VN

–        SM Global Logistics có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không từ Trung Quố cvề Việt Nam. Trung bình, SM Global xử lý hơn 100 Cont/tháng hàng nhập Trung Quốc từ các địa điểm:

+ POL: Shanghai/ Ningbo/ Shenzhen/ Nansha/ Foshan/ Shunde/ Zhongshan/ Jiangmen/ Zhuhai/ Tianjin…

+ POD: Haiphong/ Danang/ QuyNhon/ Hochiminh

  • SM Global Logistics có hợp đồng với nhiều hãng bay như: VN, VJ, CZ, 7C, KE,QR, O3,… và các hãng tàu chuyên tuyến như: COSCO, SITC, YANGMING, CNC, CUL, ASL, IAL, TSL,…nên SM Global tự tin với tỷ lệ cạnh tranh, ngay cả khi cần sắp xếp số lượng lớn.

 

  • Các mặt hàng chủ lực: Máy móc, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện điện tử, sắt thép, phụ kiện dệt may, hóa chất…

 

  • SM Global Logistics luôn mang đến dịch vụ khách hàng tốt nhất, sẵn sàng phục vụ 24/7

TUYỂN DỤNG CÁC VỊ TRÍ SALES

CHUYÊN VIÊN SALES KEY ACCOUNT
1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
– Lập kế hoạch kinh doanh theo tuần- quý- năm dựa trên mục tiêu và định hướng thị trường của công ty.
– Triển khai mở rộng phát triển khách hàng theo kế hoạch.
– Nghiên cứu và phát triển phân khúc thị trường tiềm năng mới.
– Chăm sóc khách hàng hiện tại theo sự phân công của công ty.
– Tham gia xây dựng đội nhóm kinh doanh.
2. QUYỀN LỢI
– Mức lương hấp dẫn: Lương cứng 7-15 Triệu (đàm phán theo kinh nghiệm và năng lực) + 20-25% lợi nhuận
– Được đào tạo bài bản kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản trị công việc.
– Môi trường làm việc thân thiện, trẻ trung, chuyên nghiệp;
– Được hưởng các chế độ theo bộ luật lao động, được đóng BHXH đầy đủ theo quy định Nhà Nước.
3. YÊU CẦU CÔNG VIỆC
– Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm phát triển kinh doanh trong lĩnh vực logistics ít nhất 6 tháng.
Chưa có kinh nghiệm được đào tạo.
– Ưu tiên ứng viên đã từng handle hàng vận chuyển quốc tế hoặc hiểu biết nghiệp vụ hải quan.
– Ưu tiên ứng viên thông thạo tiếng Anh, tiếng Trung.
ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN LÀM VIỆC
– CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN TOÀN CẦU SM VIỆT NAM
– Địa chỉ: Tầng 8 tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 8h15 – 17h30; Thứ 7: 8h15- 12h (1 tháng nghỉ 1 Thứ 7)
– Thời gian nghỉ trưa: 12h – 13h30
– Nghỉ chiều T7 và CN, các ngày lễ theo quy định.

THỦ TỤC NHẬP HÀNG Y TẾ TỪ SING – VN

 

Theo thông tin của Tổng cục Thống kê 2020, 90% lượng thiết bị y tế tại Việt Nam hiện nay đều là nhập khẩu. Các quốc gia chính cung cấp thiết bị y tế cho Việt Nam là Singapore, Nhật Trung Quốc, Đức, chiếm khoảng 55% giá trị nhập khẩu thiết bị y tế của Việt Nam. Và Thị trường Singapore là một trong những thị trường chính cung cấp trang thiết bị y tế cho Việt Nam

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận chuyển và kinh nghiệm xuất nhập hàng thiết bị y tế cho nhiều doanh nghiệp lớn tại VN,SM global tự tin có khả năng cung cấp dịch vụ với giá cước cạnh tranh, dịch vụ làm hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Tại bài viết này, SM global sẽ giải đáp các thông tin về nhập khẩu trang thiết bị y tế từ SING – VN.

1. Định nghĩa về trang thiết bị y tế theo quy định hiện hành

Định nghĩa “Trang thiết bị y tế” được quy định tại Điều 2, Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1, điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018, như sau:

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.”

2. Quản lý nhà nước với trang thiết bị y tế nhập khẩu

Căn cứ Mục II, Phụ lục I Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, sản phẩm TTBYT đã qua sử dụng thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu. Theo đó, tất cả các sản phẩm TTBYT nhập khẩu vào Việt Nam phải là thiết bị mới 100%. Ngoài ra, tại Mục VII, Phụ lục II Nghị định 187/2013/NĐ-CP, Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục được nhập khẩu theo nhu cầu phải được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.

Các TTBYT thuộc danh mục trên trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải qua thủ tục cấp phép nhập khẩu. Hồ sơ cấp phép được quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2011/TT-BYT.

2. Thuế khi nhập khẩu trang thiết bị y tế từ SING – VN

Khi nhập khẩu thiết bị y tế, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

  • – Thuế VAT trang thiết bị y tế: 5% hoặc 10%
  • – Thuế nhập khẩu ưu đãi: tùy theo HS, từ 0% đến 25%

3. Quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế từ SING – VN

Bước 1: Thống nhất thông tin hàng hóa giữa forwarder và consignee

Bước 2:  Xin giấy phép nhập khẩu

Bước 3: Nộp hồ sơ hải quan

Bước 4: Làm thủ tục hải quan.

Khi làm thủ tục hải quan cần có các loại chứng từ như: Hóa đơn thương mại, vận đơn, hóa đơn, phụ phí,… Ngoài ra, tùy thuộc và từng phân loại hàng hóa, hồ sơ hải quan bổ sung thêm các loại tài liệu như dưới đây:

+ Đối với trang thiết bị y tế thuộc phân loại A:

  • Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu hoặc theo giấy tờ chứng minh kết quả phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Thông tư số 42/2016/Tt-BYT vào ngày 15/11/2016 quy định về việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế.
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành.

+ Với trang thiết bị y tế được phân loại thuộc B, C, D và danh mục hàng hóa:

Đối với các trang thiết bị y tế được phân loại thuộc B, C, D và thuộc doanh mục hàng hóa kèm theo thông tư 30/2015/Tt-BYT, cần nộp thêm:

  • Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/Tt-BYT;
  • Bản phân loại trang thiết bị y tế.

+ Với trang thiết bị y tế được phân loại B, C, D và không thuộc danh mục:

Đối với những trang thiết bị y tế được phân loại B, C, D và không thuộc danh mục trang thiết bị y tế ban hành tại Thông tư 30/2015/Tt-BYT, đơn vị nhập khẩu cần phải cung cấp thêm các Bản phân loại trang thiết bị y tế.

4. Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế tại VN

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 98/2021/NĐ-CP, trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã có số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 24 Nghị định này;

b) Có nhãn với đầy đủ các thông tin theo quy định hiện hành của pháp luật về nhãn hàng hóa;

c) Có hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;

d) Có thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.

Trường hợp thông tin theo quy định tại các điểm c và d không kèm theo trang thiết bị y tế thì phải cung cấp dưới hình thức thông tin điện tử và phải thể hiện rõ hướng dẫn tra cứu thông tin trên nhãn trang thiết bị y tế.

5. Chọn SM Global là đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu thiết bị y tế?

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận và vận tải quốc tế, SM Global Logistics tự tin có thể phụ trách về vận chuyển hàng nhập đến Việt Nam đến hầu hết tất cả các địa điểm trên toàn thế giới, trong đó, SM Global Việt Nam đặc biệt có thể mạnh với các tuyến hàng  nhập khẩu từ EU, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật bản, Malaysia.

– Hợp tác với các tập đoàn y tế lớn với sản lượng lớn hàng năm, SM Global cam kết giá vận chuyển quốc tế qua đường hàng không và đường biển luôn cạnh tranh so với giá thị trường

– Bên cạnh đó, qua nhiều năm hoạt động, SM Global đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác bền chặt, tốt đẹp với nhiều hãng tàu như: CMA-CGM, Cosco, Evergreen, One, Maersk, MSC,…

 

 

 

 

VẬN CHUYỂN HÀNG XUẤT ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không là phương thức sử dụng máy bay để vận tải hàng hóa. Đối với phương thức vận chuyển này,  hàng hóa được đóng gói một cách phù hợp,  sau đó được xếp lên khoang máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận tải hành khách. Đây cũng là 1 phương thức vận tải quan trọng trong hệ thống vận chuyển quốc tế tại Việt Nam hiện nay, chiếm khoảng 30% giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2020).

1. Các hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải đường hàng không

  • Các mặt hàng cần vận chuyển trong thời gian ngắn
  • Các mặt hàng có thời gian bảo quản thấp
  • Các mặt hàng có giá trị cao
  • Các mặt hàng nhẹ, không quá khổ, quá tải

2. Ưu điểm của phương thức vận chuyển đường hàng không

– Ưu điểm

    • Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
    • Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng
    • Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra
    • Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
    • Phí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng

– Nhược điểm

      • Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn.
      • Chi phí cao
      • Bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết

3. Một số quy định chung về vận chuyển đường hàng không

– Hàng hóa

  • Những hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không phải là hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa trong vận chuyển hàng không được phân ra làm hai loại.
  • Hàng hóa thông thường
  • Hàng hóa nguy hiểm.
  • Đối với hàng hóa thông thường việc vận chuyển phải tuân thủ các quy định về về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hoá của người vận chuyển. Đối với hàng hóa nguy hiểm, ngoài việc tuân theo các quy định của người vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm chỉ được vận chuyển khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không theo Quyết định 13/2007/QĐ-BGTVT và theo phụ lục 18, Công ước về hàng không dân dụng quốc tế.

– Vận đơn

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển.

Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ. Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau.

4. Quy trình vận chuyển hàng không cho hàng xuất

  • Bước 1: Thống nhất thông tin hàng hóa giữa shipper và forwarder

Hai bên cần thống nhất với nhau về giá cả, phương thức thanh toán, mặt hàng, khối lượng hàng, kích thước hàng, thời gian vận chuyển, …

  • Bước 2: Forwarder lấy booking

Forwarder tiến hành lấy booking, sau đó gửi cho shipper bản nháp để shipper kiểm tra lại thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, ngày khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder kịp thời gian.

  • Bước 3: Đóng hàng, vận chuyển hàng tới cảng

Hàng hóa sẽ được đóng gói tại kho của bên xuất khẩu và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Công ty Forwarder đưa hàng ra kho hàng tại sân bay

  • Bước 4: Làm thủ tục hải quan

Sau khi hàng đã ra sân bay, bên bán chuẩn bị bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Người xuất khẩu tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc có thể thuê công ty Forwarder thực hiện trước thời điểm máy bay khởi hành

  • Bước 5: Phát hành Airway bill

Thủ tục hải quan xuất khẩu hoàn thành, Forwarder phát hành House Airway Bill (Vận đơn của người gom hàng) cho shipper.

Đến đây, các trách nhiệm còn lại cơ bản thuộc về hãng tàu và forwarder. Sau khi lô hàng hoàn thành, shipper tiến hàng thanh toán cho forwarder theo thỏa thuận được ký kết giữa 2 bên

5. Tại sao chọn SM Global Logistics để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không?

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận và vận tải quốc tế, SM Global Logistics tự tin có thể phụ trách xuất hàng từ Việt Nam đến hầu hết tất cả các địa điểm trên toàn thế giới, trong đó, SM Global Việt Nam đặc biệt có thể mạnh với các tuyến hàng xuất từ Việt Nam đi EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật bản, Malaysia.

Các mặt hàng chủ yếu mà SM Global đang phụ trách xuất khẩu đường hàng không bao gồm: linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, thiết bị y tế, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và tiêu dùng, mặt hàng mỹ phẩm,…

Bên cạnh đó, qua nhiều năm hoạt động, SM Global đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác bền chặt, tốt đẹp với nhiều hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Korean Air, Vietjet, Singapore Airlines, Pacific Airlines, Cathay Pacific, Emirates, Etihad, Japan airline, Ana airline…

 

 

 

 

VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN CHO HÀNG XUẤT ( FCL/LCL)

 

Vận chuyển đường biển là phương thức vận chuyển quốc tế phổ biến nhất đối với hàng hóa xuất từ Việt Nam. Theo nghiên cứu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến tháng 3/2022, có đến hơn 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam được vận chuyển bằng phương thức vận tải đường biển. Vậy quy trình một lô hàng hóa cần xuất khẩu từ Việt Nam đi nước khác như thế nào? Hãy cùng SM Global tìm hiểu và chia sẻ quy trình chi tiết như sau:

    1. Quy trình vận chuyển hàng xuất qua đường biển ( FCL/LCL)
  • FCL

FCL là từ viết tắt của Full Container Load – cụm từ này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực vận tải, xuất nhập khẩu, để mô tả một dịch vụ vận chuyển đường biển. FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container.

      • Quy trình vận chuyển hàng FCL xuất qua đường biển

Hàng hóa được bốc xếp lên một container rỗng(thường là 20ft hoặc 40ft) và sau đó được vận chuyển kết hợp đường bộ và đường biển đến nơi cuối cùng.

      • Các mặt hàng phù hợp với phương thức vận chuyển FCL

FCL thường được sử dụng với  hàng hóa đi thường xuyên, và có thể tích trên 15 mét khối, khối lượng hàng đồng nhất đủ để có thể chứa đầy một container hoặc nhiều container như: trang thiết bị máy móc, đồ nội thất, gỗ, điện tử, hàng dệt may, trang thiết bị điện.

  • LCL

Hàng LCL hay còn gọi là hàng lẻ. Khi người gửi hàng có 1 hoặc nhiều kiện hàng nhỏ; để tiết kiệm chi phí thì đóng chung 1 container với các chủ hàng khác để tiết kiệm nhất cho chủ hàng.

      • Quy trình vận chuyển hàng LCL xuất qua đường biển

Sau khi thống nhất thông tin lô hàng với shipper, công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển (forwarder hoặc hãng tàu) sẽ phải kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) lại với nhau, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp đến cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng (hay consolidation).

      • Các mặt hàng phù hợp với phương thức vận chuyển FCL

LCL được sử dụng đối với hàng hóa có số lượng ít hoặc có kích thước từ 13 mét khối trở xuống, không đủ để xếp hàng vào một container như:  Hàng máy móc, đồ gia dụng, hàng dệt may…

    1. Ưu, nhược điểm của phương thức vận chuyển đường biển
  • Ưu điểm
  • Giá cước vận tải đường biển thấp hơn so với các phương thức vận tải bằng đường hàng không, đường sắt,..
  • Có thể vận chuyển các mặt hàng nặng và cồng kềnh với khối lượng lớn
  • Có thể vận chuyển các vật liệu nguy hiểm và hàng hóa quan trọng một cách an toàn.
  • Nhược điểm
  • Thời gian vận chuyển dài, không phù hợp với những đơn hàng gấp hoặc có thời hạn sử dụng ngắn
  • Do thời gian vận chuyển dài hơn nên các rủi ro về thời tiết trên biển

3. Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển (FCL & LCL) tại SM Global Logistics

  • Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận và vận tải quốc tế, SM Global Logistics tự tin có thể phụ trách xuất hàng từ Việt Nam đến hầu hết tất cả các địa điểm trên toàn thế giới, trong đó, SM Global Việt Nam đặc biệt có thể mạnh với các tuyến hàng xuất từ Việt Nam đi EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật bản, Malaysia.
  • Các mặt hàng chủ yếu mà SM Global đang phụ trách xuất khẩu bao gồm: hàng lạnh, linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, hàng nội thất, hàng gỗ, thiết bị y tế, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và tiêu dùng, nông sản, các mặt hàng công nghiệp: cafe, hạt điều..

  • Bên cạnh đó, qua nhiều năm hoạt động, SM Global đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác bền chặt, tốt đẹp với nhiều hãng tàu như: CMA-CGM, Cosco, Evergreen, One, Maersk, MSC,…

Thủ tục nhập khẩu hàng Sea từ EU-Việt Nam

Việc ký kết hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU đã góp phần thúc đẩy gia tăng hợp tác thương mại giữ hai nước.  EU là một thì trường lớn và tiềm năng, bên cạnh đó cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU mang tính bổ trợ thay vì đối đầu.

Theo thông tin thống kê từ Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm năm 2022, xuất nhập khẩu giữ Việt Nam và EU tổng kim ngạch đạt 26,2 tỷ USD, tăng 14,36% chiếm 8,55% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU bao gồm sản phẩm hóa chất, dược phẩm, máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện,….

Với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ EU ngày càng tăng cao, hãy cùng SM Global Việt Nam tìm hiểu quy trình, thủ tục nhập khẩu hàng Sea từ EU về Việt Nam!

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi nhập khẩu hàng hóa từ EU vào Việt Nam

  • Hợp đồng mua bán quốc tế (sale contract)
  • Hóa đơn thương mại (invoice)
  • Phiếu đóng gói ( Packing List)
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
  • Giấy phép nhập khẩu ( nếu có )
  • CO Form E ( Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) ( nếu có)
  • Bill vận chuyển
  • Chứng từ khác ( nếu có – với các mặt hàng có chính sách quản lý khi nhập vào Việt Nam)

Cách vận chuyển hàng hóa từ EU về Việt Nam thông qua đường biển như thế nào?

Vận chuyển đường biển được chia thành hàng FCL và LCL.Vận chuyển đường biển được coi là phương thức rẻ và phổ biến để vận chuyển hàng hóa thuộc mọi kích đỡ đặc biệt là hàng FCL ( Hàng nguyên container ) và hàng kích thước lớn. Vận tải đường biển tuy có nâng suất cao hơn việc vận tải đường hàng không nhưng thời gian vận chuyển sẽ dài hơn, thời gian vận chuyển từ 30-50 ngày.

Các Cảng chính ở Việt Nam:

Cảng Hải Phòng

Cảng Hồ Chí Minh

Cảng Đà Nẵng

Các cảng chính tại EU:  Cảng Rotterdam, Cảng Antwerp, Cảng Hamburg, Cảng Piraeus, Cảng Valencia, Cảng Algeciras, Cảng Bremen, Cảng Felixstowe, Cảng Gioia Tauro, Cảng barcelona,….

Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Eu về Việt Nam: Sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, máy vi tinh, dệt may, giày dép, đồ gỗ,…

Các hãng tàu chuyên vận chuyển tuyến EU về Việt Nam như Maersk, CMA, Cosco, Evergreen, Hapag-Lloyd, One,…

Tại sao khi muốn nhập khẩu hàng hóa từ EU về Việt Nam nên lựa chọn dịch vụ của SM GlOBAL LOGISTICS?

SM Global Logistics có thể cung cấp các dịch vụ từ việc vận chuyển (đường biển, vận chuyển nội địa), thủ tục hải quan,…từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

SM Global Logistics cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 (Bất kể múi giờ nào). Nhằm mang lại dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo tiến độ hàng hóa.

SM Global Logistics hợp tác với các hãng tàu như Maersk, CMA, Cosco, Evergreen, Hapag-Lloyd, One,… Luôn đảm báo không gian vận chuyển hàng hóa số lượng lớn cùng giá tốt nhất ngay cả trong mùa cao điểm.