Vận chuyển nội địa

Vận chuyển nội địa là khâu vận chuyển quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Vận chuyển nội địa là vận chuyển hàng hóa trong nước thông qua nhiều hình thức khác nhau trong đó phương thức vận chuyển chủ yếu thường được lựa chọn là xe tải đường dài.

Các dịch vụ vận chuyển nội địa hiện nay:

  • Vận chuyển bằng đường bộ xe tải đường dài
  • Vận chuyển bằng đường biển nội địa
  • Vận chuyển bằng máy bay nội địa
  • Vận chuyển bằng tàu hỏa

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thông qua xe tải đường dài

Ưu điểm:

Vận chuyển thông qua xe tải đường dài có thời gian vận chuyển nhanh thường từ 2-3 ngày.

Phù hợp với mọi hàng hóa, từ số lượng lớn đến số lượng nhỏ. Có thể vận chuyển đến mọi địa điểm một cách dễ dàng.

Nhược điểm:

Chi phí vận chuyển qua xe tải đường dài cao. Đồng thời mỗi xe có giới hạn số lượng hàng chở cố định khác nhau, chi phí cũng sẽ có sự chênh lệch.

Các tuyến vận chuyển thông dụng: Bắc Ninh- Hải Phòng, Bắc Giang-Hải Phòng, Hà Nội- Hải Phòng, Bình Dương- Hồ Chí Minh, Long An-Hồ Chí Minh,…

Vận chuyển hàng hóa bằng máy bay nội địa

Ưu điểm

Vận chuyển hàng hóa thông qua máy bay nội địa thời gian nhanh chóng và hiệu quả.

Phù hợp với hàng hóa số lượng, kích thước nhỏ, có yêu cầu cao về thời gian giao hàng.

Nhược điểm   

Hiện việc vận chuyển nội địa bằng đường air vẫn còn hạn chế, vì nhiều hãng hàng không không khai thác dịch vụ vận chuyển nội địa. Đồng thời chi phí vận chuyển bằng đường hàng không khá cao.

Các sân bay chính tại Việt Nam: Sân bay Nội Bài, Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân Bay Đà Nẵng,…

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Ưu điểm

Vận chuyển bằng đường biển có khả năng vận chuyển mọi loại hàng hóa không bị hạn chế, đồng thời chi phí vận chuyển rẻ.

Nhược điểm

Thời gian vận chuyển lâu hơn so với vận chuyển đường bộ và đường hàng không.

Các cảng nội địa lớn như: Cảng Hải Phòng, Cảng Tiên Sa và Cảng Sài Gòn.

Tại sao nên lựa chọn SM Global khi có nhu cầu vận chuyển nội địa

SM Global có đội xe vận tải trải dài từ Bắc vào Nam ( Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội-Hồ Chí Minh, Hải Phòng- Hồ Chí Minh,…) . Đồng thời SM Global có hợp đồng hợp tác cũng như mối quan hệ với các hãng tàu và hãng hàng không.

SM Global Logistics cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7( Bất kể múi giờ nào). Nhằm mang lại dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo tiến độ hàng hóa.

Thủ tục nhập khẩu hàng Air từ EU-Việt Nam

Trong tám tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam và EU đạt 42,4 tỷ USD, tăng 14,85% so với cùng kỳ năm 2021. Việc ký hiệp định EVFTA không chỉ giúp Việt Nam nâng cao khả năng xuất khẩu tại thị trường EU mà còn giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn hàng hóa chất lượng cao từ EU.

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa từ EU về Việt Nam không chỉ gia tăng việc vận tải đường biển từ EU về Việt Nam, mà vận chuyển hàng Air cũng là một trong những phương thức vận chuyển được quan tâm. Hãy cùng SM Global Việt Nam tìm hiểu quy trình, thủ tục nhập hẩu hàng Air từ EU về Việt Nam!

Những giấy tờ cần chuẩn bị khi vận chuyển hàng hóa từ EU về Việt Nam

  • Hợp đồng mua bán quốc tế ( sale contract )
  • Hóa đơn thương mại ( inovice )
  • Hiếu đóng gói ( packing list )
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
  • CO Form E ( giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ) (nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu ( nếu có )
  • Bill vận chuyển
  • Chứng từ khác ( nếu có – với các mặt hàng có chính sách quản lý khi nhập vào Việt Nam)

Cách vận chuyển hàng hóa từ EU về Việt Nam thông qua đường air như thế nào?

Đường hàng không: Theo vận chuyển hàng không, đây là lựa chọn nhanh nhất, với thời gian vận chuyển ngắn chỉ 2-3 ngày. Nó sẽ là lựa chọn tốt nhất cho hàng hóa gấp, hàng hóa với khối lượng nhỏ, yêu cầu điều kiện đặc biệt để giao hàng. Do đó chi phí vận chuyển hàng không sẽ cao hơn so với vận chuyển bằng đường biển.

Các sân bay chính từ EU: Munich Airport (MUC), Zurich Airport (ZRH), London Heathrow Airport (LHR), Frankfurt Airport (FRA), Amsterdam Schiphol Airport (AMS), Copenhagen Airport (CPH), Helsinki Airport (HEL), Vienna International Airport (VIE), Hamburg Airport (HAM), Cologne Bonn Airport (CGN).

Hãng bay chính từ EU: British Airways (BA), Qatar Airways (QR), All Nippon Airway (ANA), Korean Air (KE), United Airlines (UAL),…

Sân bay chủ yếu của Việt Nam: Sân bay Nội Bài, Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Đà Nẵng,…

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ EU về Việt Nam: Dệt may, giày dép, gỗ, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị và phụ tùng khác,…

Tại sao khi muốn nhập khẩu hàng hóa từ EU về Việt Nam nên lựa chọn dịch vụ của SM GlOBAL LOGISTICS?

SM Global Logistics có thể cung cấp các dịch vụ vận chuyển (đường air, vận chuyển nội địa), thủ tục hải quan,…từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

SM Global Logistics cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 (Bất kể múi giờ nào). Nhằm mang lại dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo tiến độ hàng hóa.

SM Global Logistics hợp tác với các hãng hàng không. Luôn đảm báo không gian vận chuyển hàng hóa số lượng lớn cùng giá tốt nhất ngay cả trong mùa cao điểm.

Gía cước air cạnh tranh  vì có sản lượng lớn và có mối quan hệ tốt với các hãng hàng không: British Airways (BA), Qatar Airways (QR), All Nippon Airway (ANA), Korean Air (KE), United Airlines (UAL),…

 

Vận tải hàng không

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là sử dụng các phương tiện máy bay để vận tải hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói an toàn sau đó xếp lên khoang máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận tải hành khách. Đây cũng là 1 phương thức vận tải quan trọng trong hệ thống Logistics, mặc dù chiếm tỉ trọng vận tải nhỏ nhưng giá trị chiếm tỷ trọng cao.

1. Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

Phương thức vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp dùng cho những mặt hàng có giá trị cao và yêu cầu thời gian giao hàng ngắn như:

  •  Bưu phẩm, thư tín, tài liệu
  • Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, đồ tươi, hàng cần bảo quản lạnh bằng dá khô)
  • Hàng giá trị cao như kim cương, vàng, đá quý
  • Hàng điện tử giá trị cao như điện thoại, máy tính, linh kiện nhỏ..)
  • Hàng thời trang theo trend, mùa vụ
  • Hàng mẫu
  • Thiết bị y tế và các vật phẩm y tế

2. Ưu điểm của vận chuyển hàng không

–        Kết nối hầu hết các quốc gia trên thế giới, không bị cản trở bởi địa hình

–        Giao nhận hàng nhanh, giảm thiểu rủi ro hư hỏng cho hàng hóa

–        Ít rủi ro hơn các phương tiện vận chuyển khác

3. Nhược điểm của vận chuyển hàng không

–        Kén hàng hóa vận chuyển do giới hạn về số lượng và kích thước khoang máy bay

–        Giá vận chuyển cao, tuân thủ nhiều quy định khắt khe cho an toàn bay

–        Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết (delay do sương mù, mưa giông…)

4. Một số quy định chung

  • Cách tính cước vận chuyển:

Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước như sau:

Cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của: Khối lượng thực tế của hàng (GrossWeight) và Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo công thức:

CW = dài x rộng x cao x số kiện / 6000

IATA cũng đưa ra quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Regulations-DGR). Bộ quy định này được cập nhật hàng năm để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa một cách an toàn bằng máy bay.

  • Kho khai thác hàng tại Việt Nam:

Tại HCM: TCS và SCSC

Tại HN: ALSC, ACSV, NTCS

5. Quy trình vận chuyển hàng không cho hàng nhập

B1: Kí hết hợp đồng ngoại thương và kí kết hợp đồng dịch vụ với FWD

B2: FWD nhận hàng và làm thủ tục xuất khẩu tại nước ngoài

B3: Vận chuyển hàng về Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu

B4: Đưa hàng về kho khai thác và giao hàng

B5: Hoàn tất thủ tục thanh toán và lưu chứng từ

6. Tại sao chọn SM Global Logistics để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không?

  • SM Global Logistics có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường hàng không từ Trung Quốc, Đông Nam Á ( Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…), Ấn Độ, Châu Âu,.. về Việt Nam.
  • SM Global Logistics có hợp đồng với nhiều hãng bay như: VN, VJ, CZ, 7C, KE,QR,… nên SM Global tự tin với tỷ lệ cạnh tranh, ngay cả khi cần sắp xếp số lượng lớn.
  • Các mặt hàng chủ lực: thiết bị y tế, linh phụ kiện máy tính, điện thoại, sữa, thực phẩm chức năng,…
  • SM Global Logistics luôn mang đến dịch vụ khách hàng tốt nhất, sẵn sàng phục vụ 24/7

Vận tải đường biển

Vận chuyển đường biển là hình thức vận chuyển sử dụng cơ sở vật chất liên quan tới đường biển để vận tải hàng hóa, theo đó, cơ sở vật chất đi kèm có: cảng biển, tàu, cần cẩu nâng hạ…

Theo thống kê của cục hàng hải Việt Nam, hơn 80% hàng hóa thương mại được vận chuyển bằng đường biển. Do vậy, đây là hình thức vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế, kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế ngoại thương của các quốc gia trên thế giới.

Ở bài viết này, SM Global Logistics sẽ giới thiệu một số thông tin cơ bản về vận chuyển đường biển cho hàng nhập, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Quy trình vận chuyển hàng nhập qua đường biển ( FCL/LCL)

 Vận chuyển bằng Container gồm 2 hình thức FCL/ LCL

1. FCL là gì, quy trình gửi hàng FCL

FCL (Full Container Load): Là một lô hàng có số lượng hàng hóa đủ nhiều, các mặt hàng thường đồng nhất với nhau để xếp vừa 1 Container hoặc nhiều Cont để vận chuyển.

Quy trình vận chuyển hàng nhập FCL:

B1: Đặt booking, xếp hàng vào Cont và chuyển lên tàu theo đúng tiến độ

B2: Nhận và kiểm tra tính hợp pháp của bộ chứng từ

B3: Hoàn thiện thủ tục khai thác hải quan, đóng thuế nhập khẩu và các thuế, phí liên quan khác

B4: Lấy lệnh D/O, làm các thủ tục hải quan tại cảng để lấy hàng

B5: Khai thác hàng và trả Cont rỗng, làm thủ tục lấy cược cont ( nếu có)

B6: Quyết toán và lưu hồ sơ

 

2. LCL là gì, quy trình gửi hàng FCL

LCL (Less than Container Load): Là một lô hàng có số lượng hàng hóa không đủ để xếp vừa 1 Cont, hay còn gọi là lô hàng lẻ. Do đó, dịch vụ phát sinh thêm là dịch vụ gom hàng để thu gom các lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng để đóng đủ, đóng chung vào 1 Cont. Hàng hóa gửi LCL rất đa dạng, gom nhiều loại hàng khác nhau để đóng đủ vừa 1 Cont.

Quy trình vận chuyển hàng nhập LCL:

B1: Thu thập thông tin khách hàng, nhà cung cấp để hoàn thiện chứng từ và các thông tin cần thiết

B2: Khai báo MNF

B3: FWD nhận thông báo hàng đến, lấy D/O và làm thủ tục thông quan hàng nhập

B4: Chuyển hàng về kho lẻ để khai thác hàng và giao hàng

B5: Hoàn thiện thanh toán, trao đổi và lưu chứng từ

 

Ưu điểm của vận chuyển đường biển

  • Ưu điểm lớn nhất là về chi phí: vận chuyển đường đường biên là hình thức vận chuyển giá rẻ, tiết kiệm cho doanh nghiệp nhiều chi phí liên quan hơn các hình thức vận tải khác.
  • Vận tải đường biển có thể chuyên chở hầu hết các loại hàng hóa, đa dạng chủng loại ,khả năng chuyên chở với số lượng nhiều cùng lúc, có thể chuyển hàng từ nhẹ đến siêu nặng, hàng quá khổ, quá tải…
  • Các tuyến đường vận tải biển ít gặp trở ngại hơn đường bộ.

Nhược điểm của vận chuyển đường biển

  • Thời gian vận chuyển dài ngày, không thích hợp dùng cho các trường hợp hàng cần đi gấp.
  • Vận tải biển phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tự nhiên trên biển như gió, bão,…hoặc các yếu tố rủi ro khác có thể xảy ra

Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển (FCL & LCL) tại SM Global Logistics

  • SM Global Logistics có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Đông Nam Á ( Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…), Ấn Độ, Châu Âu,.. về Việt Nam.
  • SM Global Logistics có hợp đồng với nhiều hãng: ONE, Wanhai, EMC, CNC, Yangming, Cosco, Dongjin, Heung A… nên SM Global tự tin với tỷ lệ cạnh tranh, ngay cả khi cần sắp xếp số lượng lớn.
  • Các mặt hàng chủ lực: may mặc, nội thất, hàng máy móc, phụ tùng, sắt thép hàng nông sản, thủy sản, hàng bảo quản lạnh… (Sản lượng mỗi tháng: Từ 300- 450 container (20 DC & 40HC) và hàng lẻ LCL khoảng    trên 100 lô mỗi tháng)

Cảng nhập hàng hàng: cảng Hồ Chí Minh, cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Qui Nhơn…

  • SM Global Logistics luôn mang đến dịch vụ khách hàng tốt nhất, sẵn sàng phục vụ 24/7

Thủ tục hải quan

Hải quan và các điều cần lưu ý

Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, việc khai báo hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một khâu vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi khai báo hải quan.

Quy trình làm hải quan với hàng nhập khẩu  

Bước 1: Xác định hàng hóa nhập khẩu

  • Nếu là hàng hóa thông thường thì quy trình nhập khẩu tiến hành bình thường không có yêu cầu gì đặc biệt
  • Nếu là hàng hóa cần công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quay trước khi hàng đưa về đến cảng.

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Khi làm thủ tục hải quan cần phải chuẩn bị những chứng từ sau:

  • Hợp đồng thương mại ( Sale Contract)
  • Vận đơn ( Bill of Landing)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O)
  • Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice)

Bước 3: Truyền tờ khai

Sau khi nhận thông báo hàng đến, cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin được yêu cầu. Nếu như thông tin khai báo chính xác và đầy đủ tờ khai sẽ được hoàn tất và truyền đi và hệ thống sẽ tự động cấp số.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Để lấy lệnh giao hàng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Chứng minh thư/ căn cước công dân bản sao
  • Vận đơn bản sao
  • Vận đơn bản gốc có dấu

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi truyền tờ khai, hàng hóa sẽ được phân thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ

Luồng xanh: In tờ khai và tiến hàng đóng thuế

Luồng vàng: Đơn vị hải quan kiểm tra hồ sơ của lô hàng

Luồng đỏ: Tiến hành kiểm hóa

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Có hai loại thuế chính cần nộp:

Thuế nhập khẩu

VAT

Tùy vào các loại hàng hóa có những mặt hàng cần phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Vận chuyển hàng hóa về kho

Tại sao nên lựa chọn SM Global khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa?

SM Global Logistis có đội ngũ giàu kinh nghiệm và thành thục trong quá trình khai báo hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa

SM Global Logistics cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7( Bất kể múi giờ), mang lại dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo tiến độ hàng hóa.